37 doanh nghiệp Nhật Bản đã quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đây là thông tin mới nhất được Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) công bố vào tháng 12 năm ngoái. Theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ Nhật Bản mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Châu Âu, Hoa Kỳ, Singapore và Hàn Quốc chọn Việt Nam là nơi đầu tư. Điều này giúp Việt Nam trở thành quốc gia an toàn và là điểm đến thu hút nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài năm 2021.
Những điểm cộng thu hút vốn đầu tư FDI
Theo phân tích từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), từ đầu năm 2020 đến nay, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD. Con số này tuy đã giảm 25% so với năm 2019 nhưng vẫn rất ấn tượng.
Theo ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện JETRO tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đối với doanh nghiệp Nhật Bản, chính phủ đang thực hiện chính sách kinh tế giữa doanh nghiệp có trụ sở tại nước khác + Việt Nam và chính sách Việt Nam + Việt Nam. Cụ thể hơn với chính sách kinh tế giữa doanh nghiệp có trụ sở tại nước khác + Việt Nam, họ sẽ hỗ trợ chuyển dịch và di dời từng phần hoặc di dời toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Nhật Bản tới Việt Nam. Tính đến nay, 37 doanh nghiệp đã nhận được quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, vào năm 2020, doanh nghiệp Nhật Bản đã phát triển một chính sách mới – Việt Nam + Việt Nam. Cụ thể hơn, doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam sẽ xây dựng nhiều kế hoạch mở rộng vốn đầu tư của họ tới các tỉnh thành khác. Chính sách này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến và sản xuất lương thực, thực phẩm.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, vào năm ngoái, tính trên cả nước có 1,140 lần cấp phép dự án và đăng ký điều chỉnh vốn, vốn đầu tư được bổ sung thêm tổng cộng 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%. Từ góc độ khác, Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cho rằng nền chính trị ổn định và kiểm soát tốt dịch Covid-19 là những điểm cộng lớn thu hút các nhà đầu tư châu Âu.
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham phát biểu, mặc dù 2020 là một năm đầy khó khăn đối với thương mại quốc tế, khảo sát của họ vẫn chỉ ra rằng các biện pháp ứng phó dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả của Việt Nam đã thật sự phát huy tác dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cảm thấy lạc quan về hoạt động kinh doanh, thương mại, môi trường đầu tư tại Việt Nam, và có xu hướng tích cực trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sau khi Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào quý 3 năm 2020, Phòng Thương mại châu Âu ngay lập tức đặt nghi vấn về tác động của hiệp định đối với kinh doanh và kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu. Một phần ba người được hỏi cho rằng hiệp định này đóng một phần quan trọng trong quyết định của họ khi đầu tư vào Việt Nam bên cạnh hai yếu tố hàng đầu tham gia vào thúc đẩy tăng trưởng bao gồm cắt giảm thuế quan và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư.
Chọn mặt gửi vàng
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam, tập trung chính vào 18 ngành nghề và lĩnh vực. Dẫn đầu là các ngành sản xuất và chế biến, theo sau là sản xuất và phân phối điện, ngành bất động sản, bán lẻ và bán sỉ, khoa học và công nghệ, thép, sợi và nhựa.
Đáng chú ý, từ đầu năm tới nay, chính quyền đã nỗ lực cắt giảm 239 điều kiện doanh nghiệp, nâng tổng số được cắt giảm còn 3,893 trong tổng số 6,191 điều kiện doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn cắt giảm 6,776 danh mục hàng hóa trong tổng số 9,926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30 trong tổng số 120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.
Nhưng vậy vẫn chưa đủ, theo văn phòng JETRO, chính phủ Việt Nam cần tháo gỡ ba khúc mắc để có thể thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng và hiệu quả. Đầu tiên là, sự thiếu chặt chẽ giữa chính phủ và địa phương về các ngành được hưởng ưu đãi đầu tư. Thứ hai là, cách tính thuế ưu đãi. Cuối cùng là, thời hạn và pháp lý cấp phép các dự án đầu tư cần phải được rút ngắn.
Ông Hirai Shinji dùng Aeon Mall làm ví dụ. Cần một năm để công ty này nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam, phương pháp tính thuế mới được áp dụng cho các khu vực tỉnh thành đã dẫn đến mất mát to lớn cho cơ sở kinh doanh này.
Hơn thế nữa, các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn rất phức tạp. Các thủ tục đồng bộ hai chiều giấy phép nhập khẩu từ các khu vực yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn vẫn chưa được đồng hóa và thông qua cục hải quan. Đặc biệt hơn, các bước kiểm tra chuyên biệt vẫn còn nhiều mặt hạn chế, làm tắc nghẽn vận hành của hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng sự thu hút của thị trường đầu tư Việt Nam đã hấp dẫn mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài dẫn đến hiệu quả kinh tế lớn đồng thời cũng làm tăng sức cạnh tranh lên doanh nghiệp trong nước cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam cho rằng, thu hút đầu tư chỉ nên được ưu tiên cho các ngành mà doanh nghiệp trong nước không có sẵn. Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy định nhằm quản lý hạn ngạch nguyên liệu tại Việt Nam rất quan trọng. Trong đó, các nguyên liệu được sản xuất tại Việt Nam phải ưu tiên phục vụ nhu cầu thị trường trong nước nhằm ngăn cản các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam để hưởng lợi Hiệp định Thương mại Tự do, từ thay đổi nguồn nguyên liệu thô sản xuất đến các công ty mẹ ở quốc gia chính. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải phụ thuộc vào không chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô mà còn cạnh tranh khốc liệt với thị trường xuất khẩu.
Bà Lê Bích Loan, Phó chi cục Ban quản lý Công viên công nghệ cao Sài Gòn nhấn mạnh rằng, quỹ đất đai dùng để thu hút đầu tư ngày càng kiệt quệ. Vì vậy, chính quyền cần ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thiết kế và sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, mạch tích hợp, đồ họa phân giải màn hình và công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Được dịch từ: https://sggpnews.org.vn
Hoặc để lại liên hệ của bạn, đại diện kinh doanh của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất!