Theo EurAsian Times, Việt Nam đã vượt mặt Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành nơi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cực hấp dẫn tại Châu Á, theo báo cáo từ Economist Intelligence Unit (EIU – Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist uy tín). Quốc gia Đông Nam Á này giờ đây đã trở thành trung tâm sản xuất giá rẻ trong thị trường chuỗi cung ứng châu Á.
Báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân giúp Việt Nam nổi bật hơn các nước trong khu vực là nhờ vào chính sách ưu đãi đầu tư đối với các công ty nước ngoài thành lập đơn vị sản xuất sản phẩm công nghệ cao, nhân công giá rẻ và sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do.
Báo cáo từ EIU cho biết thêm, nguồn vốn FDI đổ vào thị trường Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể hơn, Ấn Độ đứng thứ ba sau Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề mậu dịch đối ngoại và kiểm soát hối đoái.
Việt Nam còn ghi điểm cao hơn Ấn Độ trong thị trường lao động, hiểu theo một cách đơn giản hơn, thị trường lao động bao gồm cung – cầu nguồn nhân lực. Mặc dù dân số Ấn Độ gồm 1.38 tỷ người, cao hơn so với dân số Việt Nam gồm 97.34 triệu người nhưng vẫn thua Việt Nam ở khía cạnh này.
Tình hình vốn đầu tư FDI ở Ấn Độ thấp một cách ngạc nhiên trong số 14 nước được khảo sát bởi EIU. Chỉ Indonesia và Bangladesh trong tổng số 14 quốc gia có thể bì được FDI và thị trường lao động Ấn Độ. Cả Ấn Độ và Indonesia đều đang cố gắng đẩy mạnh cải cách luật lao động trong khi Bangladesh đang thỏa thuận 17 ưu tiên và các hiệp định tự do thương mại.
Pakistan yếu thế hơn Ấn Độ về mậu dịch đối ngoại và kiểm soát hối đoái. Trong khi đó cơ sở hạ tầng của Ấn Độ lại chỉ vượt qua được mỗi Bangladesh, và Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, tình hình FDI Việt Nam vẫn duy trì được sự lạc quan. Theo báo cáo, Việt Nam sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn dành cho các công ty nước ngoài.
Tuy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là một bất lợi nhưng bù lại tiền lương lao động giá rẻ kéo lại. Báo cáo nhấn mạnh rằng “Việt Nam là nơi các hiệp định tự do thương mại đổ vào ngày càng tăng, điều này cho thấy mối quan hệ thương mại và giảm chi phí xuất khẩu tại thị trường Việt Nam sẽ rất tích cực trong thời gian tới”.
Điều gì khiến Chủ đầu tư Việt Nam nhiệt tình như vậy?
Ruchir Sharma, một nhà chiến lược thị trường mới nổi tại Morgan Stanley, đã phát biểu rằng lượng FDI trung bình đổ vào thị trường Việt Nam cao hơn chỉ số GDP 6%, đây cũng là tỉ lệ dòng vốn đầu tư nước ngoài cao nhất tại bất cứ quốc gia nào trong thời gian gần đây.
Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai trong khu vực sau khi các công ty bắt đầu di dời công xưởng khỏi Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm số lượng FDI này khiến vốn đầu tư nước ngoài phải phân bổ ra các khu vực châu Á khác là do Trung Quốc tăng tiền lương lao động FDI vào năm 2013.
Báo cáo cũng chỉ ra một cách chính xác rằng Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất tổng hợp giống Trung Quốc trước khi chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh nổ ra.
Các chính sách linh hoạt phù hợp với nhu cầu thị trường là điểm thu hút của thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Cựu chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng thậm chí từng viết thư cho Diễn đàn Kinh tế thế giới nhấn mạnh rằng những sự thay đổi mạnh mẽ trong kinh doanh và môi trường đầu tư là các yếu tố giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI.
Ổng còn cho biết thêm, sự ổn định chính trị xã hội và cơ cấu dân số giành được lòng tin của chủ đầu tư vào thị trường Việt Nam. Việt Nam lúc đầu đã cho phép doanh nghiệp nhà nước đối đầu với chủ đầu tư nước ngoài nhưng khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, chính phủ đã ngay lập tức thay đổi chính sách.
Bên cạnh đó, hiệp định tự do thương mại gần đây giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu rất có lợi cho Việt Nam khi châu Âu dỡ bỏ 85% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam trong năm 2020. Báo cáo nhấn mạnh rằng ngành sản xuất giày dép tại Hà Nội là minh chứng cho lợi ích lớn nhất mà hiệp định tự do thương mại mang lại.
Xấp xỉ 40% lượng xuất khẩu giày dép sang châu Âu chịu 30% thuế quan và tháng 8 năm 2020, ngành hàng này đã rút khỏi thị trường châu Âu. Việt Nam đã đăng ký dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI trị giá hơn 12 tỷ đô la Mỹ từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020.Thậm chí ngay giữa đỉnh dịch vào tháng 9 năm 2020, Việt Nam vẫn thu hút được $21.20 tỷ đô la tương ứng với 81.1% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông tin từ bản Tóm tắt thị trường kinh tế Việt Nam.
Được dịch từ: https://eurasiantimes.com/
Hoặc để lại liên hệ của bạn, đại diện kinh doanh của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất!