Ông Shan Saeed – Chuyên gia kinh tế cao cấp tại IQI Global được mời phát biểu tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp PNB 2019 với chủ đề “Malaysia quyết tâm tái thiết kinh tế” vào ngày 30/10 vừa qua.
Tại đây, ông chia sẻ rằng: cá nhân ông không ủng hộ Thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) khi thuyết này cho phép người dân vay bao nhiêu tiền tùy thích, kiếm tiền từ khoản vay sau đó chỉ việc cân đối lại bảng cân đối kế toán.
Nghe có vẻ hợp lý trên ý thuyết nhưng hành động này sẽ tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Từ số liệu thu thập được trong quá trình quan sát biến động thị trường và những diễn biến đã xảy ra với kinh tế Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 15 tháng gần nhất trong giai đoạn COVID, ông Shan rút ra được:
- Mức thâm hụt trước COVID: 1 nghìn tỉ USD
- Giá trị gói kích cầu năm 2020: 3 nghìn tỉ USD (A)
- Cựu Tổng thống Trump thông qua gói cứu trợ trước ngày 20-21/01: 900 tỉ USD (B)
- Tổng thống Biden thông qua gói kích cầu: 1.9 nghìn tỉ USD (C)
- Thâm hụt ngân sách (A+B+C) xấp xỉ 6 nghìn tỉ USD
Chính quyền Tổng thống Biden ban hành chính sách kinh tế mới
Chính sách kinh tế vừa được ban hành của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dựa trên MMT. Vậy chính sách này có vấn đề gì không?
Không gì cả dù xét về mặt pháp lý hay các giới hạn kinh tế từng được nhấn mạnh. Dù vậy, thách thức nhất là lòng tin về giới hạn mà chính sách này được áp dụng khi điều này hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến giá trị đồng đô la trong dài hạn.
Khi giới đầu tư dần mất niềm tin vào đồng đô la và không muốn tích lũy đồng đô la quá lâu, câu hỏi đặt ra là: Liệu lịch sử năm 1977 khi đồng đô la, trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ thời hạn 10 năm và đồng Franc Thụy Sĩ trượt giá sâu sẽ tái diễn? Thời điểm năm 1978, giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, chính phủ Hoa Kỳ đã phát hành trái phiếu Carter nhằm ngăn chặn sự trượt giá kéo dài của đồng đô la khi các tài sản hữu hình như bất động sản và vàng là sự lựa chọn tốt hơn và tăng giá rất đáng kể. Giá vàng đã tăng 300% chỉ trong năm năm.
Nếu đã từng nghiên cứu về lịch sử kinh tế, bạn sẽ thấy điều đó rất có lợi khi liên tưởng mọi thứ lại với nhau. Liệu lịch sử có lặp lại trong thời đại này không? Trong quãng thời gian đầy bão tố này, viễn cảnh nào cũng đều có khả năng xảy ra kể từ khi 4 ngân hàng trung ương thống trị nền kinh tế thế giới (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân Hàng Nhật Bản) thử nghiệm rất nhiều chính sách đòn bẩy không chính thống trong 13 năm qua để mang niềm tin và sự tăng trưởng quay trở lại nền kinh tế. Thế nhưng đáng tiếc thay, tất cả biện pháp đều không mang lại hiệu quả.
Phục hồi kinh tế trong năm 2021 – có khả thi hay không?
Câu hỏi đặt ra là, sau COVID, liệu chúng ta có thể kéo dài đà tăng trưởng hoặc đảm bảo sự phục hồi kinh tế được diễn ra hay không? Ông Shan Saeed còn ngờ vực rằng, các nền kinh tế tiên tiến đang rất chật vật với các chính sách kinh tế lỏng lẻo được ban hành mang tính đối phó với COVID cùng năng suất lao động tụt giảm. Ngược lại, châu Á lại có đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và tổng cầu, điều chỉnh lại chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tăng tiền lương và xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng hiện đại.
Nhờ đó, châu Á trở thành thị trường chính được các nhà đầu tư hướng đến. Trung Quốc đứng đầu trong quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của châu Á. Trong năm năm tới, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Từ đó có thể dự đoán rằng châu Á sẽ trở thành cái nôi kinh tế toàn cầu.